We're accustomed to glamour in London SE26: Kelly Brook and Jason Statham used to live above the dentist. But when Anouska Hempel's heels hit the cracked cement of the parking space outside my flat, it's hard not to think of those Picture Post photographs of royalty visiting bombed-out families during the second world war. Her mission in my modest tract of suburbia is, however, about more than offering sympathy. Hempel—the woman who invented the boutique hotel before it bore any such proprietary name—has come to give me information for which, judging by the spreads in interiors magazines and anxious postings on online DIY forums, half the property-owners in the Western world seem desperate: how to give an ordinary home the look and the vibe of a five-star, £750-a-night hotel suite. To Hempelise, in this case, a modest conversion flat formed from the middle slice of a three-storey Victorian semi.
"You could do it," she says, casting an eye around my kitchen. "Anyone could do it. Absolutely no reason why not. But there has to be continuity between the rooms. A single idea must be followed through." She looks out wistfully over the fire escape. "And you'd have to buy the house next door, of course." That's a joke. I think.
...
It's worth pausing, though, to consider the oddness of this impulse. The hotel room is an amnesiac space. We would be troubled if it bore any sign of a previous occupant, particularly as many of us go to hotels in order to do things we would not do at home. We expect a hotel room to be cleaned as thoroughly as if a corpse had just been hauled from the bed. (In some cases, this will actually have happened.) The domestic interior embodies the opposite idea: it is a repository of memories. The story of its inhabitants ought to be there in the photos on the mantelpiece, the pictures on the wall, the books on the shelves. If hotel rooms were people, they would be smiling lobotomy patients or plausible psychopaths. | Chúng tôi quen dần với sự hào nhoáng của London SE26: Kelly Brook và Jason Statham từng sống ở phòng trên phòng vị nha sĩ. Nhưng những khi bất giác nghe tiếng gót giày của Anouska Hempel gõ trên nền xi măng nứt nẻ của bãi đậu xe phía ngoài căn hộ tôi sống, tâm trí tôi không khỏi nhớ đến những bức ảnh trên tạp chí Picture Post, chụp những hình các hoàng gia viếng thăm những gia đình nạn nhân của bom đạn tàn phá trong chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng, đương nhiên sứ mệnh của cô ấy trong vùng ngoại ô nhỏ bé này không phải chỉ là mang đến một nỗi niềm thương cảm. Hempel-người phụ nữ đã phát minh ra mô hình khách sạn boutique, trước cả khi nó được gọi bằng cái tên đặc thù như vậy-đã đến nói với tôi một thông tin mà, nếu xem xét theo tầm lan rộng trên các tạp chí nội thất và những bài viết mang giọng lo âu đăng đầy trên các diễn đàn DIY (do it yourself-hãy tự mình làm) trên mạng, một nửa số chủ sở hữu bất động sản ở phương Tây dường như đang rất ham muốn có được nó: làm thế nào khoác lên một ngôi nhà bình thường cái vẻ xa hoa sang trọng và sự rung cảm thẩm mỹ của một khách sạn năm sao 750 bảng Anh một đêm. Xử lý theo cách của Hempel, trong trường hợp này, một căn hộ chuyển đổi nhỏ sẽ hình thành từ mảng giữa của một ngôi nhà ba tầng chung vách kiểu Victoria. "Chuyện đó có thể làm được," cô nói, đẩy hướng mắt nhìn quanh nhà bếp của tôi. "Bất cứ ai cũng có thể làm được chuyện đó cả. Chẳng có lý do gì là không được hết. Nhưng phải có sự liên thông giữa các phòng với nhau. Chỉ có một ý niệm duy nhất sẽ đi xuyên suốt." Rồi ánh mắt cô chùn xuống hướng về phía có lối thoát hoả hoạn. "Như vậy thì phải mua thêm căn nhà bên cạnh rồi." Chắc cô ấy nói đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy. ... Tuy vậy, thật ra tạm dừng lại để đánh giá bằng lý trí cái suy nghĩ bột phát này là việc đáng làm. Khách sạn vốn là không gian của sự xoá bỏ mọi ký ức. Chúng ta hẳn sẽ thấy khó chịu nếu phòng ta đến có dấu hiệu có người đã từng sống, nhất là khi nhiều người chúng ta đến khách sạn để làm những việc chúng ta không làm ở nhà. Chúng ta mong đợi đến một phòng khách sạn được tẩy sạch mọi ngóc ngách như thể có một xác chết vừa mới được khiêng ra khỏi giường. (Đôi khi, đúng là điều này sẽ xảy ra thật.). Thế nhưng các nội thất bên trong lại là hiện thân của một ý niệm đối nghịch: chúng là một kho lưu giữ những kỷ niệm. Những câu chuyện về người cư ngụ trước kia lưu lại đây đó ở những ngóc ngách trong phòng: từ các bức ảnh trên bệ lò sưởi, đến những bức hình trên tường, đến từng quyển sách trên kệ. Nếu những phòng khách sạn có cơ hội được làm những con người thực thể, có lẽ chúng sẽ là những bệnh nhân bị tẩy não với nụ cười mỉm trên môi, hoặc những kẻ thái nhân đầy lý lẽ thuyết phục.
|